Sau gần bảy năm đàm phán, Liên minh châu Âu và Việt Nam gần như đã tiến rất gần đến việc đạt được thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA).
Thỏa thuận này hứa hẹn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên tới 8% vào năm 2025, với việc xuất khẩu hàng sang các thị trường châu Âu béo bở. Trong khi đó, các nhà đầu tư châu Âu sẽ bị dụ dỗ đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam.
Hy vọng thỏa thuận cuối cùng được thông qua vào tháng 10 sau khi Ủy ban châu Âu chấp nhận các điều khoản của EVFTA, bao gồm việc loại bỏ 99% tất cả thuế quan áp đặt cho thương mại song phương. Nhưng đã bị trì hoãn lại vì châu Âu lâu nay vốn quan tâm nhiều đến hồ sơ về quyền tồi tệ của Việt Nam, gồm cả một loạt các cuộc đàn áp bất đồng chính kiến mới đây mà nhiều nhà hoạt động phải chịu các bản án nặng nề vì cáo buộc chống phá nhà nước.
Khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng trước tại Thụy Sĩ, đã có tin cho biết Hội đồng châu Âu đã hoãn EVFTA vì lý do kỹ thuật trước khi đem ra bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu.
Nguồn tin từ Hà Nội cho hay các tổ chức chính trị Châu Âu hiện đang có những đòi hỏi khó khăn hơn trước về các vấn đề về quyền và dân chủ. Kể từ khi bắt đầu đàm phán, các cuộc thương thuyết đã liên tục vướng vô hồ sơ nhân quyền ảm đạm của Việt Nam vốn được cho là một trong những hồ sơ tồi tệ nhất ở châu Á.
Theo các điều khoản của thỏa thuận thương mại đã được thống nhất, Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam đã có một số cải cách tự do hóa nhất định, cụ thể là liên quan đến quyền lao động và các chính sách môi trường nhưng vẫn không đủ để được thông qua thỏa thuận.
Bằng cách treo thỏa thuận thương mại đã được ký kết với Việt Nam, các nhà đàm phán EU dường như tin rằng họ có thể gây áp lực cho Hà Nội để cải thiện quyền con người và quyền tự do trong các lĩnh vực nằm ngoài điều khoản của EVFTA.
Trong đó bao gồm cả việc kêu gọi phóng thích tất cả tù nhân chính trị mà hiện Tổ chức Ân xá Quốc tế ước tính có hơn 100 người. Châu Âu cũng đòi hỏi thúc đẩy các quyền tự do tôn giáo và internet nhiều hơn, đây là mối quan tâm đặc biệt kể từ khi luật an ninh mạng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.