Yunnan, China. Photo: iStock

Hôn nhân xuyên biên giới giữa người Trung Quốc và Việt Nam đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, nhưng các vấn đề liên quan đến tình trạng pháp lý vẫn là rào cản lớn.

Phụ nữ nước ngoài sống ở các làng gần tỉnh Vân Nam dường như coi đàn ông Trung Quốc là người bảo trợ chính, vì sự phát triển kinh tế ở tỉnh này đã cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở các làng biên giới, Global Times đưa tin.

Tuy nhiên, nhiều cuộc hôn nhân xuyên biên giới không được đăng ký. Phụ nữ nước ngoài – hầu hết người Việt Nam – thường không được cung cấp giấy tờ hợp pháp tại Trung Quốc do thủ tục đăng ký rất phức tạp và tốn kém.

Khoảng 28 phụ nữ Việt Nam sống ở làng Yunling thuộc huyện Vân Nam hạt Malipo, nhưng không có ai có tư cách pháp nhân ở nước này.

Một người dân địa phương kết hôn với một phụ nữ Việt Nam gần mười năm nay, Deng Fengkuan nói rằng việc thiếu giấy tờ pháp lý là bất tiện, vì điều đó có nghĩa là vợ anh không được sử dụng hết các dịch vụ công như bảo hiểm xã hội và hưu trí.

Ngoài ra, những người không có bất kỳ giấy tờ nào ở Trung Quốc cũng khó mua vé xe lửa, đặc biệt là khi họ muốn đi tới các thành phố khác.

Chi phí cho một cuộc hôn nhân hợp pháp được ước tính dao động từ 10.000 đến 40.000 nhân dân tệ (khoảng 1.600 đến 6.000 đô la Mỹ), bao gồm chi phí giấy tờ, đi lại và ăn ở ở Việt Nam và Trung Quốc.

Chính quyền địa phương ước tính rằng khoảng 50 trong 2.000 cuộc hôn nhân dị chủng được đăng ký tại hạt Malipo. Phó bí thư đảng làng Yunling, ông Deng Youlin, cho biết các nhà lập pháp địa phương đã và đang cố đem lại nhiều phúc lợi và lợi ích hơn cho phụ nữ người Việt, cũng như giúp cho thủ tục có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, dường như vẫn có nhiều trở ngại hơn được đặt ra trước những nỗ lực như vậy. Nhiều phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Trung Quốc thường chỉ 18 tuổi. Nhưng hôn nhân không được công nhận là hợp pháp ở Trung Quốc cho đến khi họ 20 tuổi.

Original: Vietnamese brides in China fight for legal status

Leave a comment