Khi Tết Nguyên đán đến gần, người Việt ở nước ngoài góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống bất cứ nơi nào có thể.
Đinh Khắc Cu, 70 tuổi, cố vấn của Hiệp hội Việt Kiều tại Thái Lan, đóng vai trò tích cực trong việc giảng dạy tiếng Việt cũng như tổ chức các hoạt động văn hóa khác để tập hợp hơn 200.000 đồng hương sống ở Thái Lan lại, Việt Nam News đưa tin .
Sinh ra tại Thái Lan và có cha mẹ là người Việt Nam, ông Cu biết về Việt Nam từ những câu chuyện do cha mẹ kể lại. Mặc dù vậy, ông thạo hai phương ngữ tiếng Việt.
Cu nói rằng vợ chồng ông cố gắng nói tiếng Việt với con càng nhiều càng tốt nhưng thỉnh thoảng cũng phải dùng tiếng Thái để giải thích những cụm từ tiếng Việt mà con ông không hiểu.
Dạy tiếng Việt là cách để Cu giữ gìn và truyền lại văn hóa của mình cho thế hệ tiếp theo, nhưng đó cũng là niềm đam mê của ông.
Ở nơi khác, Đoàn Lan Hương đang làm điều tương tự.
Hiện đang sống ở Slovakia, Hương là phó chủ tịch hiệp hội phụ nữ Việt Nam tại Slovakia. Hiệp hội của cô tổ chức lễ mừng trung thu hàng năm cho trẻ em cả nước.
Dù vậy, cộng đồng người Việt ở Slovakia phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc bảo tồn văn hóa Việt. Hương lo ngại rằng một số lượng đáng kể trẻ em Việt lớn lên ở Slovakia không thể nói tiếng Việt dù có các lớp học tiếng hàng tuần.
Ngoài ra, việc thiếu tài liệu giảng dạy và người hướng dẫn là những thách thức lớn nhất. Theo Hương, các lớp học tiếng Việt được vợ của một viên chức ngoại giao dạy cho đến khi bà trở về Việt Nam sau khi chồng bà hết nhiệm kỳ. Một sinh viên Việt Nam tình nguyện nhận dạy, nhưng phải nghỉ khi cô có thai.
Hương nói rằng ngôn ngữ là cầu nối gắn kết con người với văn hóa. Nếu họ không hiểu tiếng mẹ đẻ, họ sẽ không thấy được sự hấp dẫn của văn hóa quê nhà.