Khi Việt Nam và Nga thành lập ủy ban hợp tác liên nghị viện mới, một thỏa thuận đã được ký kết vào tháng 12 khi Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin đến Hà Nội, tình đồng chí đã hồi sinh như thời Chiến tranh Lạnh.
Thỏa thuận nhấn mạnh sự hồi sinh gần đây trong hợp tác song phương, bao gồm thương mại, đầu tư và năng lượng. Nhưng trong khi Nga không thể cạnh tranh tài chính với với Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản được nhằm tạo ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam, thì mối quan hệ quân sự với Hà Nội vẫn không thua kém ai.
Tháng 9 năm ngoái, Việt Nam đã đặt hàng các loại vũ khí và dịch vụ quân sự khác nhau của Nga với trị giá hơn 1 tỷ đô la mỹ, theo hãng thông tấn Nga TASS. Việt Nam trước đó đã mua sáu tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo, chiếc cuối cùng được giao vào tháng 1 năm 2018, trong một thỏa thuận hải quân trị giá 2 tỷ đô la và là một trong những thoả thuận lớn nhất của Nga.
Gần ba thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ và chấm dứt sự cai trị của Cộng sản tại Moscow, một nước Nga đang trỗi dậy đã quay trở lại châu Á để bán và tư vấn vũ khí cũng như hợp tác quân sự.
Nga quay lại châu Á không phải là sự tình cờ. Liên Xô trước đây đã nắm giữ quyền lực lớn trong khu vực cho đến khi sụp đổ và bận bịu với tình trạng hỗn loạn và nền kinh tế bệ rạc trong nước.
Nhưng việc Nga trở lại châu Á vào thời điểm Trung Quốc là thế lực chiếm ưu thế của khu vực, một yếu tố phức tạp cho tham vọng của Nga về một trật tự sau Chiến tranh Lạnh, nơi không có đường chiến tuyến rõ ràng nào được đưa ra.
Trung Quốc và Nga chia sẻ mối quan tâm trong việc kiểm soát và kiềm chế quyền lực chiến lược của Mỹ trong khu vực. Điều này được nhận thấy rõ ràng vào tháng 9 khi Nga tổ chức cuộc tập trận quân sự lớn nhất trong hàng chục năm qua tại vùng xa xôi nhất nước Nga.
Cuộc tập trận, được gọi là Vostok 2018, có sự tham gia của 300.000 binh sĩ, trong đó có 3.200 binh sĩ Trung Quốc tham gia cùng với các đối tác Nga.
Nga và Trung Quốc đã quá biết nhau kể từ khi Trung-Xô chia rẽ vào đầu những năm 1960 và cuộc cạnh tranh tiếp theo để giành ảnh hưởng ở các quốc gia cộng sản và phong trào cách mạng trong khu vực. Năm 1969 hai bên thậm chí đã giao tranh trong một cuộc chiến biên giới ngắn ngủi ở nơi cách khu vực tập trận chung năm ngoái không xa.
Điều đáng nói là, Nga đang duy trì hợp tác quốc phòng có từ thời Chiến tranh Lạnh với Việt Nam khi vụ bán tàu ngầm gần đây đã thúc đẩy khả năng ứng phó của Việt Nam với Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.